
Biểu trưng
Trường Đại học Xây dựng
Miền Tây |
Đang online:
170
Số lượt truy cập:
19179503
|
HỘI THẢO CẤP KHOA “HÀNH TRÌNH DI SẢN VĨNH LONG – DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA DỌC BỜ SÔNG LONG HỒ”
HỘI THẢO CẤP KHOA “HÀNH TRÌNH DI SẢN VĨNH LONG – DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA DỌC BỜ SÔNG LONG HỒ”
04:33 - 07/05/2025
HỘI
THẢO CẤP KHOA “HÀNH TRÌNH DI SẢN VĨNH LONG – DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA DỌC BỜ SÔNG LONG HỒ”
Ngày 28/02/2025, tại Hội trường H3.1, Khu A – Trường Đại học Xây dựng Miền
Tây đã diễn ra Hội thảo cấp khoa với chủ đề “Hành trình di sản Vĩnh Long – Di
tích lịch sử văn hóa dọc bờ sông Long Hồ”. Hội thảo do Khoa Kiến trúc – Trường
Đại học Xây dựng Miền Tây phối hợp với Khoa Kỹ thuật Xây dựng – Trường Đại học
Bách khoa (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) đồng tổ chức.
Hội thảo được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng, đặc biệt là
sinh viên và giảng viên chuyên ngành kiến trúc, về giá trị văn hóa – lịch sử của
các di tích nằm dọc theo dòng sông Long Hồ – không gian văn hóa đặc trưng và
lâu đời của thành phố Vĩnh Long. Đồng thời, đây cũng là dịp để giảng viên, sinh
viên chuyên ngành kiến trúc có cơ hội giao lưu, chia sẻ kiến thức, cũng như
cùng nhau tìm kiếm các giải pháp hiệu quả, bền vững trong công tác bảo tồn và
phát huy giá trị di sản kiến trúc – cảnh quan trong đô thị hiện đại.
Hội thảo đã thu hút sự tham gia của đông đảo giảng viên, sinh viên ngành
Kiến trúc đến từ Trường Đại học Xây dựng Miền Tây, Trường Đại học Bách khoa
TP.HCM, cùng các cá nhân, đơn vị quan tâm đến lĩnh vực di sản văn hóa, kiến
trúc và phát triển đô thị bền vững.
Các báo cáo trình bày tại hội thảo tập trung vào việc nhận diện, phân
tích và đánh giá giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc, cảnh quan của các di tích
tiêu biểu dọc bờ sông Long Hồ, cụ thể gồm:
1. Quá trình hình thành và phát triển kiến trúc các di tích lịch sử, văn
hóa dọc bờ sông Long Hồ, TP. Vĩnh Long - ThS. KTS. Nguyễn Thị Tâm Đan (Trường
ĐHXDMT).
2. Vai trò của kiến trúc cảnh quan trong du lịch văn hoá đô thị – Trường
hợp cảnh quan đô thị ven sông TP. Vĩnh Long - ThS. KTS. Nguyễn Sơn Tùng (Trường
ĐHXDMT).
3. Kiến trúc Văn Thánh Miếu Vĩnh Long - ThS. KTS. Huỳnh Thị Kim Loan
(Trường ĐHXDMT).
4. Kiến trúc Chùa Khmer Tây Nam Bộ - ThS. KTS. Nguyễn Dương Tử (Trường ĐH Thủ Dầu Một).
5. Nhận diện giá trị các di tích kiến trúc - PGS. TS. KTS. Lê Thị Hồng
Na, PGS. TS. KTS. Trần Công Danh (ĐH Bách Khoa TPHCM).
Hội thảo “Hành trình di sản Vĩnh Long – Di tích lịch sử văn hóa dọc bờ
sông Long Hồ” đã khép lại với nhiều giá trị thiết thực, góp phần nâng cao nhận
thức và trách nhiệm của cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ, trong việc bảo tồn
và phát huy các di sản văn hóa – lịch sử của địa phương. Thông qua các báo cáo
và thảo luận sôi nổi, hội thảo đã làm rõ đặc điểm, giá trị và vai trò của các
di tích dọc bờ sông Long Hồ trong việc định hình bản sắc đô thị Vĩnh Long hướng
đến phát triển bền vững.
Khoa Kiến trúc
|